I. Thông tin tổng quát
Mã ngành đào tạo: 7320106
Trình độ đào tạo: Đại học
Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân
Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ)
Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo đạt 126 tín chỉ;
- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên;
- Đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
- Có chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng-An ninh và Giáo dục thể chất.
- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
II. Tổ hợp xét tuyển
1. Tổ hợp xét theo điểm thi THPT
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
2. Tổ hợp xét theo kết quả học tập THPT (Học bạ)
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
III. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình
1. Mục tiêu
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng đào tạo những cử nhân ngành Công nghệ truyền thông:
- PO1. Có kiến thức về CNTT, Mỹ thuật, Khoa học xã hội, kiến thức toàn diện, chuyên sâu và tiên tiến về lĩnh vực Công nghệ truyền thông;
- PO2. Có khả năng nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực Công nghệ truyền thông;
- PO3. Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và sử dụng ngoại ngữ phục vụ học tập và phát triển nghề nghiệp;
- PO4. Có đạo đức tốt và trách nhiệm đối với nghề nghiệp, tôn trọng bản quyền sở hữu trí tuệ đối với cộng đồng.
2. Chuẩn đầu ra
Sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ truyền thông của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng:
a. PLO1. Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội; có đạo đức, trung thực, tôn trọng bản quyền; Ý thức nghề nghiệp tốt.
- PI1.1. Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội.
- PI1.2 Trung thực, tôn trọng bản quyền sở hữu trí tuệ.
- PI1.3 Ý thức nghề nghiệp tốt.
b. PLO2. Có khả năng giao tiếp và làm việc theo nhóm hiệu quả;
- PI2.1 Trình bày, thuyết trình các vấn đề.
- PI2.2 Soạn thảo văn bản, báo cáo có cấu trúc đúng quy định.
- PI2.3 Làm việc nhóm hiệu quả.
c. PLO3. Có tư duy phản biện, sáng tạo, khởi nghiệp;
- PI3.1 Nhận xét, đánh giá được sản phẩm thiết kế truyền thông; mỹ thuật số.
- PI3.2 Đề xuất được giải pháp tạo ra sản phẩm thiết kế truyền thông.
- PI3.3 Xây dựng được đề án khởi nghiệp.
d. PLO4. Có khả năng sử dụng tiếng Ngoại ngữ trong giao tiếp và trong lĩnh vực Công nghệ truyền thông.
- PI4.1 Sử dụng được Ngoại ngữ để trình bày các vấn đề trong lĩnh vực Công nghệ truyền thông.
- PI4.2 Có khả năng sử dụng Ngoại ngữ trong giao tiếp (chứng chỉ đạt CĐR ngoại ngữ).
e. PLO5. Có khả năng vận dụng các kiến thức về mỹ thuật, CNTT, khoa học xã hội (KHXH), để giải quyết các công việc khác nhau trong lĩnh Công nghệ truyền thông;
- PI5.1 Vận dụng được các kiến thức về mỹ thuật và CNTT để giải quyết các công việc khác nhau trong lĩnh Công nghệ truyền thông.
- PI5.2 Vận dụng được các kiến thức về KHXH vào trong công việc thực tế.
f. PLO6. Có khả năng thiết kế quảng cáo thương hiệu; thiết kế minh họa, thiết kế truyện tranh, thiết kế đồ họa động và hoạt hình;
- PI6.1 Sử dụng phần mềm đồ họa, vẽ tay để phác thảo và thiết kế quảng cáo thương hiệu. (Chỉ dành cho Chuyên ngành TKMTS)
- PI6.2 Thiết kế minh họa, thiết kế truyện tranh.
- PI6.3 Tạo các sản phẩm đồ họa động và hoạt hình.
g. PLO7. Có khả năng xây dựng phim kỹ thuật số
- PI7.1 Biên tập phim kỹ thuật số
- PI7.2 Dựng phim kỹ thuật số
h. PLO8. Có khả năng thiết kế và diễn hoạt Game (Chỉ dành cho chuyên ngành TKĐPT)
- PI8.1 Thiết kế được Game
- PI8.2 Diễn hoạt được Game
i. PLO9. Có khả năng thiết kế và phát triển Website
- PI9.1 Thiết kế được giao diện Website
- PI9.2 Phát triển được Website (Chỉ dành cho chuyên ngành TKĐPT)
IV. Cơ hội việc làm và khả năng học tập sau đại học
1. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp từ Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Công nghệ truyền thông có thể làm các công việc:
- Chuyên viên thiết kế thương hiệu; thiết kế nội dung báo chí; thiết kế mô phỏng trong các lĩnh vực khác nhau;
- Chuyên viên thiết kế minh họa, truyện tranh và hoạt hình;
- Chuyên viên xây dựng phim kỹ thuật số: xử lý âm thanh, thiết kế hình ảnh;
- Chuyên viên thiết kế và diễn họa Game;
- Chuyên viên thiết kế và phát triển Website;
- Khởi nghiệp hoặc tự chủ làm việc với các dự án Công nghệ truyền thông
- Giảng dạy, nghiên cứu phát triển ở các trường Đại học, Cao đẳng và cơ sở giáo dục.
2. Khả năng học tập sau đại học
Sau khi tốt nghiệp từ CTĐT ngành Công nghệ truyền thông, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng để có thể tiếp tục học tập ở các bậc đào tạo cao hơn.