Ngành An toàn thông tin (Kỹ sư)

Đào tạo kỹ sư ngành An toàn thông tin (ATTT) có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm và sự cảnh giác cao khi tác nghiệp trên không gian mạng; có ý thức về vai trò, trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng tốt nhu cầu lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế và công cuộc chuyển đổi số của quốc gia, của các tỉnh thành, của các lĩnh vực..

I. Thông tin tổng quát

Mã ngành đào tạo: 7480202

Trình độ đào tạo: Đại học

Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư

Thời gian đào tạo: 4.5 năm (9 học kỳ)

Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

  • Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo đạt 160 tín chỉ;
  • Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên;
  • Đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
  • Có chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng-An ninh và Giáo dục thể chất.
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

II. Tổ hợp xét tuyển

1. Tổ hợp xét theo điểm thi THPT

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

2. Tổ hợp xét theo kết quả học tập THPT (Học bạ)

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

III. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình

1. Mục tiêu

Đào tạo kỹ sư ngành An toàn thông tin (ATTT) có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm và sự cảnh giác cao khi tác nghiệp trên không gian mạng; có ý thức về vai trò, trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng tốt nhu cầu lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế và công cuộc chuyển đổi số của quốc gia, của các tỉnh thành, của các lĩnh vực..

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng đào tạo những Kỹ sư ngành An toàn thông tin:

  • PO1. Có đạo đức nghề nghiệp tốt;
  • PO2. Có khả năng đọc/viết tài liệu bằng Tiếng Anh; có khả năng giao tiếp Tiếng Anh cơ bản; có khả năng thuyết trình/báo cáo vấn đề khoa học bằng Tiếng Anh. Có kỹ năng làm việc nhóm.
  • PO3. Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
  • PO4. Có kiến thức toàn diện, chuyên sâu và tiên tiến về lĩnh vực An toàn thông tin;
  • PO5. Có khả năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề và đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia thuộc lĩnh vực An toàn thông tin;

2. Chuẩn đầu ra

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin có khả năng:

a. PLO1. Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm đối với cộng đồng;

  • PI1.1 Tuân thủ các quy định, quy trình kỹ thuật và quy tắc an toàn trong khi thực hiện công việc.
  • PI1.2 Có trách nhiệm đối với công việc và cộng đồng.

b. PLO2. Có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm;

  • PI2.1 Có khả năng soạn thảo và thuyết trình báo cáo.
  • PI2.2 Có khả năng làm việc nhóm.

c. PLO3: Có tư duy phản biện và khởi nghiệp;

  • PI3.1 Nhận xét, đánh giá được báo cáo khoa học.
  • PI3.2 Xây dựng được đề án khởi nghiệp.

d. PLO4. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và trong lĩnh vực CNTT;

  • PI4.1. Sử dụng được Ngoại ngữ để trình bày các vấn đề trong lĩnh vực CNTT.
  • PI4.2. Có khả năng sử dụng Ngoại ngữ trong giao tiếp (chứng chỉ đạt CĐR ngoại ngữ).

e. PLO5. Có khả năng vận dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên (KHTN), khoa học xã hội (KHXH) và CNTT để giải quyết các vấn đề cơ bản;

  • PI5.1 Vận dụng được các kiến thức về KHTN và CNTT để giải quyết các vấn đề cơ bản.
  • PI5.2 Vận dụng được các kiến thức về KHXH vào công việc thực tế.

f. PLO6. Có khả năng thiết kế và phát triển các sản phẩm CNTT cơ bản;

  • PI6.1 Phân tích, thiết kế và xây dựng phần mềm ứng dụng cỡ vừa và nhỏ.
  • PI6.2 Phát triển được các giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng vào thực tiễn.

g. PLO7. Có khả năng xây dựng, quản trị và bảo trì các hệ thống mạng;

  • PI7.1 Có khả năng thiết kế và xây dựng các hệ thống mạng.
  • PI7.2 Có khả năng quản trị, bảo trì và khắc phục sự cố trên các hệ thống mạng.

h. PLO8. Có khả năng đánh giá và bảo mật các hệ thống thông tin;

  • PI8.1 Có khả năng kiểm thử xâm nhập và đánh giá an toàn thông tin.
  • PI8.2 Có khả năng bảo mật, phát triển các chính sách và giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin.

IV. Cơ hội việc làm và khả năng học tập sau đại học

1. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành An toàn thông tin có thể làm các công việc:

  • Chuyên viên thiết kế và thi công các hệ thống mạng: thiết kế, xây dựng và bảo trì các hệ thống mạng máy tính an toàn, hiệu quả, thông minh cho các cơ quan và doanh nghiệp.
  • Chuyên gia phân tích bảo mật: Công việc của một Security Analyst là đảm bảo sự an toàn cho các thông tin và dữ liệu của tổ chức bằng cách tìm kiếm, phát hiện và giải quyết các lỗ hổng bảo mật và các cuộc tấn công mạng. Các nhiệm vụ cụ thể của một Security Analyst có thể bao gồm: Xây dựng các giải pháp bảo mật: Thiết kế và triển khai các giải pháp bảo mật để bảo vệ hệ thống thông tin của tổ chức, bao gồm cả hệ thống mạng và các ứng dụng. Đánh giá và đưa ra khuyến nghị: Đánh giá các rủi ro bảo mật và đưa ra khuyến nghị cho những cải thiện trong bảo mật hệ thống. Cập nhật và duy trì bảo mật: Theo dõi và cập nhật các chính sách bảo mật, chuẩn bị kế hoạch khắc phục sự cố và đảm bảo hệ thống an toàn.
  • Kỹ sư An toàn thông tin: Cyber Security Engineer là một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng, chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai và duy trì các giải pháp bảo mật hệ thống thông tin của một tổ chức hay doanh nghiệp. Công việc của Cyber Security Engineer bao gồm phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, giám sát mạng và hệ thống để phát hiện và xử lý các lỗ hổng bảo mật, đảm bảo an toàn cho dữ liệu và thông tin của tổ chức.
  • Chuyên gia điều tra số: thu thập, phân tích và đánh giá các dấu hiệu của tấn công mạng để tìm ra nguyên nhân và phạm nhân của vụ việc. Các hoạt động như thu thập chứng cứ kỹ thuật số, kiểm tra và phân tích log hệ thống, phân tích mã độc và các tập tin đính kèm, thực hiện các phân tích mã nguồn.
  • Chuyên gia phân tích mã độc: phân tích các chương trình đáng ngờ, khám phá những gì chúng làm và viết báo cáo về những phát hiện của chúng. Mục tiêu cuối cùng là tìm hiểu về tất cả các hoạt động mà một chương trình độc hại thực hiện, tìm hiểu cách phát hiện và báo cáo nó.
  • Chuyên viên giám sát An toàn thông tin: vận hành và sử dụng nhiều công cụ phòng thủ giám sát bảo mật, chẳng hạn như thông tin bảo mật và
    quản lý sự kiện (SIEM) và các công cụ phát hiện ngăn chặn (EDR). Có kỹ năng phân tích xử lý tình huống giám sát, ứng cứu sự cố, phân tích an ninh.
  • Chuyên gia kiểm thử xâm nhập: Kiểm tra, đánh giá bảo mật an ninh cho hệ thống, cổng thông tin điện tử, kiến trúc an ninh, hạ tầng bảo mật.

2. Khả năng học tập sau đại học

Sau khi tốt nghiệp từ CTĐT ngành An toàn thông tin có kiến thức nền tảng toàn diện và chuyên nghiệp để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập chuyên sâu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ngành An toàn thông tin và các ngành nghề CNTT khác.

Tân sinh viên Tư vấn tuyển sinh Cơ sở vật chất Thư viện điện tử Đề án tuyển sinh Chương trình toàn cầu Tra cứu văn bằng